I. Thông tin chung về mô đun
- Tên mô đun: SỬ DỤNG MÁY TÍNH CƠ BẢN
- Mã mô đun: IU2
- Loại mô đun: Cơ bản
II. Mục tiêu của mô đun
Kiểm tra các kiến thức và kỹ năng cơ bản về sử dụng máy tính và giới thiệu các chức năng cơ bản của Hệ điều hànhMicrosoft Windows,đảm bảo rằng các thí sinh nắm được một số thao tác cơ bản để khai thác hiệu quả các chức năng chính của hệ điều hành Microsoft Windows.
Về kiến thức: Thí sinh cần nắm được những kiến thức sau:
- Cách thức vận hành của máy tính. Nắm được các quy trình làm việc của máy tính và sử dụng máy tính đúng cách.
- Nắm được một số qui tắc an toàn cơ bản khi làm việc với máy tính.
- Nắm được các thành phần cơ bản trên màn hình làm việc của Hệ điều hành.
- Hiểu được các khái niệm cơ bản như: biểu tượng, cửa sổ, thanh công cụ,…
- Hiểu khái niệm tập tin, thư mục và biết công dụng của chúng.
- Hiểu khái niệm virus, tác hại của chúng, cách phòng tránh và diệt virus
Về kỹ năng: Thí sinh cần có được các kỹ năng sau:
- Thao tác cơ bản và đúng cách để làm việc với máy tính.
- Tùy biến giao diện, truy cập các thông tin hệ thống của máy tính.
- Quản lý và làm việc với tập tin, thư mục, ổ đĩa,..
- Cài đặt, sử dụng các phần mềm tiếng Việt thông dụng.
- Sử dụng một số phần mềm chuyển đổi phông chữ thông dụng.
- Sử dụng các phần mềm diệt virus để quét ổ đĩa, thư mục, tập tin.
- Sử dụng phần mềm nén và giải nén dữ liệu
- Biết cách in ấn tài liệu.
III. Mô tả tóm tắt nội dung mô đun
Mô-đun này kiểm tracác kiến thức và kỹ năng cơ bản về sử dụng máy tính và giới thiệu các chức năng cơ bản của Hệ điều hành, các câu hỏi trắc nghiệmvề cách khai thác và sử dụng máy tính làm công cụ phục vụ trong các lĩnh vực của đời sống một cách hiệu quả. Đánh giá thí sinh đã hiểu rõ cách thức hoạt động của máy tính, nắm được qui trình làm việc và sử dụng máy tính đúng cách,biết làm việc trên các hệ điều hành, quản lý được thư mục và tập tin; sử dụng một số phần mềm như diệt virus, gõ tiếng Việt, biết chuyển đổi phông chữ, in ấn tài liệu,…
IV. Khung kiến thức cần đạt được
1 | Các hiểu biết cơ bản để bắt đầu làm việc với máy tính |
1.1 | Trình tự và các lưu ý thực hiện công việc đúng cách, an toànTrình tự thông thường các công việc cần thực hiện khi sử dụng máy tính: mở máy và đăng nhập vào hệ thống, sử dụng các công cụ của hệ điều hành để chuẩn bị môi trường làm việc, quản lý dữ liệu, chạy các phần mềm ứng dụng cần thiết, lưu lại hoặc xuất ra các kết quả công việc, kết thúc làm việc, tắt máy.Sự cần thiết phải thao tác đúng cách trong các trường hợp mở/tắt máy tính, mở/tắt hệ điều hành, mở/đóng chương trình ứng dụng, tắt một ứng dụng bị treo (non-responding).Một số quy tắc an toàn cơ bản, tối thiểu khi thao tác với máy móc, thiết bị như: an toàn điện, an toàn cháy nổ, các lưu ý an toàn lao động khác. |
1.2 | Mở máy tính, đăng nhập và sử dụng bàn phím, chuộtCác cách khởi động (mở) máy tính. Sử dụng tên người dùng và mật khẩu để đăng nhập máy tính (đăng nhập hệ thống) một cách an toàn. Các cách để khởi động lại máy tính.Các chế độ tắt máy tính thông thường. Hậu quả của việc mất điện khi đang làm việc hoặc tắt máy đột ngột.Cách gõ bàn phím đúng cách. Các phím chức năng và phím tắt thường dùng.Chức năng và cách dùng các phím của chuột: phím trái, phím phải, phím (con lăn) giữa. Cách dùng bảng chạm (touchpad). |
2 | Làm việc với Hệ điều hành |
2.1 | Màn hình làm việcVai trò của màn hình làm việc (desktop). Các thành phần đầu tiên của màn hình làm việc như biểu tượng (icon), thanh tác vụ (taskbar), thanh công cụ (toolbar).Thay đổi cấu hình màn hình làm việc của máy tính, lựa chọn ngôn ngữ của bàn phím (ví dụ: tiếng Anh, tiếng Việt).Thay đổi hình nền, thay đổi giao diện, cài đặt, gỡ bỏ một phần mềm ứng dụng.Xem thông tin hệ thống của máy tính. Sử dụng chức năng trợ giúp có sẵn. |
2.2 | Biểu tượng và cửa sổKhái niệm biểu tượng (icon) và chức năng của nó. Các biểu tượng thông dụng: tập tin, thư mục, phần mềm ứng dụng, máy in, ổ đĩa, thùng rác, đường tắt (shortcut).Lựa chọn và di chuyển biểu tượng. Dùng biểu tượng để mở một tập tin, một thư mục, một phần mềm ứng dụng. Xóa và khôi phục biểu tượng.Khái niệm cửa sổ (window) và chức năng của nó. Các thành phần của một cửa sổ: thanh tiêu đề, thanh chọn chức năng (menu), thanh công cụ (toolbar), thanh trạng thái (status bar), thanh cuộn màn hình (scroll bar), và công dụng của chúng.Mở một cửa sổ mới, kích hoạt một của sổ hiện có. Thu hẹp, mở rộng, phục hồi, thay đổi kích thước, di chuyển, đóng một cửa sổ. Di chuyển từ cửa sổ này sang cửa sổ khác. |
3 | Quản lý thư mục và tập tin |
3.1 | Thư mục và tập tinKhái niệm tập tin (file) và công dụng của nó. Các đặc trưng của tập tin như: tên, nơi lưu trữ, kiểu, kích thước. Các đơn vị đo kích thước tập tin như: Kb, Mb. Các kiểu tập tin thông dụng: tập tin dùng cho văn bản, bảng tính, cơ sở dữ liệu, trình chiếu; các tập tin .pdf, ảnh, âm thanh, video; tập tin nén, tập tin tạm thời, tập tin chương trình.Khái niệm thư mục (directory, folder). Cấu trúc phân cấp khi lưu trữ thư mục và tập tin. Khái niệm đường dẫn (path) đến thư mục và tập tin, khái niệm “đường tắt” (shortcut).Phân biệt các thiết bị dùng lưu giữ thư mục và tập tin: đĩa cứng, ổ lưu trữ trên mạng (ổ mạng), ổ USB, đĩa quang (CD, DVD). Tác dụng của việc sao lưu tập tin thường xuyên tới một thiết bị lưu trữ di động. Tác dụng của việc lưu trữ tập tin trực tuyến (online). |
3.2 | Xem thông tin, sắp xếp, tạo shortcut đến nơi lưu giữ thư mục, tập tinMở cửa sổ để xem thông tin về các đặc trưng của tập tin, thư mục, ổ đĩa như: tên, kích thước, vị trí.Sắp xếp tập tin theo trật tự khi hiển thị: theo tên, kiểu, kích thước, ngày tạo/ngày sửa đổi gần nhất.Di chuyển tới một tập tin, một thư mục cụ thể. Cách tạo và xóa một shortcut đến thư mục và tập tin trên màn hình làm việc. |
3.3 | Tạo, đặt tên, đổi tên tập tin và thư mục, thay đổi trạng thái và hiển thị thông tin về tập tinTạo một thư mục và các thư mục con của nó.Dùng một phần mềm ứng dụng để tạo một tập tin, đặt tên và lưu tập tin vào một thư mục.Đặt tên tập tin và thư mục để quản lý hiệu quả. Đổi tên tập tin và thư mục.Các trạng thái của tập tin (bị khóa, chỉ đọc, đọc/ghi) và cách thay đổi trạng thái tập tin. |
3.4 | Chọn, sao chép, di chuyển tập tin và thư mụcChọn một tập tin, thư mục (riêng lẻ hoặc theo nhóm).Sao chép tập tin, thư mục từ thư mục/ổ đĩa này sang thư mục/ổ đĩa khác.Di chuyển tập tin, thư mục từ thư mục/ổ đĩa này sang thư mục/ổ đĩa khác.Chia sẻ tập tin, thư mục trên mạng LAN. |
3.5 | Xóa, khôi phục tập tin và thư mụcXóa tập tin, thư mục, cho vào thùng rác (xóa tạm thời).Khôi phục tập tin, thư mục từ thùng rác.Dọn sạch thùng rác (xóa vĩnh viễn). |
3.6 | Tìm kiếm tập tin và thư mụcSử dụng công cụ tìm (find, search) để tìm một tập tin hay thư mục.Tìm tập tin theo tên, theo nội dung, theo ngày tạo, ngày cập nhật, theo kích cỡ, kiểu tập tin.Sử dụng ký tự đại diện để tìm thư mục và tập tin. |
4 | Một số phần mềm tiện ích |
4.1 | Nén và giải nén tập tinÝ nghĩa của việc nén tập tin. Nén tập tin trong một thư mục. Các loại tập tin nén (rar, zip,…)Giải nén các tập tin. |
4.2 | Phần mềm diệt virus, phần mềm an ninh mạngTác hại của virus cho máy tính. Một số phần mềm diệt virus, phần mềm an ninh mạng thông dụng.Phần mềm diệt virus để quét ổ đĩa, thư mục, tập tin cụ thể. Phần mềm an ninh mạng để phòng chống, phát hiện và loại bỏ mã độc.Cập nhật phần mềm diệt virus thường xuyên. |
4.3 | Chuyển đổi định dạng tập tinChuyển đổi định dạng các tập tin văn bản sang kiểu .rtf, .pdf và ngược lại.Các định dạng tập tin âm thanh phổ biến và chuyển đổi tập tin âm thanh sang các định dạng này. |
4.4 | Đa phương tiệnKhái niệm phương tiện truyền thông (media), đa phương tiện (multimedia).Cách dùng một số tiện ích về xử lý và quản lý ảnh số.Cách dùng một số tiện ích đa phương tiện tổng hợp: Ghi âm, nghe nhạc, xem phim. |
5 | Sử dụng tiếng Việt |
5.1 | Các khái niệm liên quanKhái niệm các bộ mã tiếng Việt như Unicode, TCVN.Khái niệm phông chữ (font) và biết một số phông chữ Việt thông dụng.Các cách thức gõ tiếng Việt. |
5.2 | Lựa chọn và cài đặt các tiện ích sử dụng tiếng ViệtCác giải pháp hỗ trợ cài sẵn bên trong một số hệ điều hành.Các phần mềm gõ tiếng Việt thông dụng và cách thức cài đặt, sử dụng chúng. |
5.3 | Chuyển đổi phông chữ ViệtXử lý sự không thống nhất về phông chữ.Sử dụng một số phần mềm chuyển đổi phông chữ thông dụng: UConvert, UOffice,… |
5.4 | Sử dụng nhiều ngôn ngữ trong một tài liệuCách chuyển đổi từ bàn phím sang tiếng Việt và ngược lại.Cách đưa một đoạn văn bản bằng ngôn ngữ khác vào văn bản gốc tiếng Việt. |